Đang truy cập : 390
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 389
Hôm nay : 42443
Tháng hiện tại : 479016
Tổng lượt truy cập : 36015637
Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới. Hiện trà lúa đông xuân 2013-2014 đang thu hoạch rộ, rầy thành trùng sẽ tiếp tục di trú xâm nhiễm và đẻ trứng trên những ruộng lúa hè thu 2014 mới gieo sạ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy. Ngoài ra, bọ trĩ, ốc bươu vàng và hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa tiếp tục gây hại lúa hè thu trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém...
Hàng năm vào mùa mưa, lúc quả cà phê hình thành và phát triển thì thưởng xảy ra hiện tượng rụng quả non gây ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất cà phê của bà con. Bài viết này nhằm nếu lên những nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả trên cây cà phê...
Khi phân tích thành phần của thực vật, người ta đã tìm ra sự có mặt của khoảng 60 nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, chỉ một số nguyên tố là tối cần thiết cho cây, gọi là các nguyên tố thiết yếu. Năm 1980, Galston đã tìm ra 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng là: C,H,O, N, S, L, P, Mg, Mn, Ca, Fe, Cu, Zn, Mo, B, Cl. Đến năm 1998, Lincoln Taiz đã bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si, Ni. Tổng số có 19 nguyên tố thiết yếu. Đây đều là những nguyên tố rất quan trọng và cần thiết với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, mà chỉ cần thiếu một trong số chúng thì câytrồng không thể hoàn thành chu kỳ sống của mình.
So với mọi năm, vào thời điểm này nhiều vườn điều tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hoạch xong. Nhưng năm nay, điều chỉ mới bắt đầu ra hoa, trong khi đó mùa mưa đang đến, nhà vườn đang thấp thỏm lo âu.
I. Xuất xứ Quy trình là kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật, trên cơ sở 3 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng thực tế quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và một số giải pháp nông học để nâng cao năng suất cà phê bền vững ở Đăk Lăk”. II. Phạm vi và đối tượng áp dụng Qui trình này được áp dụng cho các vùng sản xuất cà phê vối tại Tây Nguyên để phòng trừ rệp sáp và một số loài sâu bệnh hại khác trên cà phê vối.