Danh mục

Giỏ hàng

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 159


Hôm nayHôm nay : 29729

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 453845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 40846650

Trang nhất » Tin Tức » Mẹo nhà nông

BÓN PHÂN ĐÚNG CÁCH

Chủ nhật - 27/02/2011 01:13
BÓN PHÂN ĐÚNG CÁCH
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nông hóa, thổ nhưỡng và kinh nghiệm thực tế của nhiều nhà vườn cho thấy việc sử dụng đúng loại phân, bón đúng lúc, đúng cách cho từng loại cây trồng không những làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận trong SXNN mà còn có tác dụng góp phần cải tạo, bảo vệ đất trồng, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe của cộng đồng.

Bón phân đúng lúc:

- Nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh bón vào giữa trưa khi nhiệt độ đang cao, đất nóng phân dễ bị bốc hơi (nhất là phân đạm) hoặc lúc trời mưa dễ bị rửa trôi.

- Bón đúng loại phân, đúng số lượng, đúng cây theo hướng dẫn ghi trên bao bì theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng để đạt được hiệu quả cao nhất, đạt được năng suất, chất lượng nông sản tốt nhất. Nên sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho từng loại cây trồng của các công ty, nhà máy SX phân bón uy tín, cho từng thời điểm, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây trồng sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Bón đúng cách cho từng loại phân:

- Phân ure dễ tan trong nước và dễ bay hơi, để lâu trong nước dễ gây độc tố có hại cho cây trồng do đó khi bón xong nên lấp đất kỹ hoặc tưới đủ ẩm cho tan trong đất, tránh để phơi trực tiếp dưới nắng. Có thể trộn phân ure cùng với các loại phân khác để bón. Không dùng phân đạm sulphate để thay thế ure bón trên các vùng đất chua, vì khi bón vào đất chua đạm sulphate sẽ tạo ra axit làm tăng thêm độ chua của đất.

- Phân lân thường rất khó tan, tác dụng chậm với cây trồng, có thể tồng lưu trong đất rất lâu dưới dạng lân khó tan nên chủ yếu dùng để bón lót. Với các loại phân lân nung chảy như phân lân Long Thành, phân lân Ninh Bình... có chứa một hàm lượng magie (Mg) rất cao dưới dạng oxyt magie (gần 16% MgO), rất thích hợp để bón cho các loại đất chua, đất bạc màu vùng đồi nghèo Mg.

- Các loại phân kali đều rất dễ tan, dễ bị rửa trôi, tác dụng nhau, dễ tây cháy nếu bón với lượng lớn hoặc để chạm và các bộ phận non của cây như chồi non, lá non, rễ tơ... do đó nên cẩn thận khi thao tác và nên bón thúc làm nhiều lần.

- Vai trò của các loại phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh chủ yếu giúp cải tạo và bảo vệ đất, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật trong đất phát triển giúp cho cây hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây trồng. Do hàm lượng dinh dưỡng thấp nên khi bón các loại phân này cần bổ sung thêm các loại phân vô cơ theo tỷ lệ thích hợp để đạt được năng suất, chất lượng cao nhất.

Có thể dùng phân lân ủ với phân chuồng trước khi bón lót sẽ làm tăng hiệu quả của phân vì làm tăng khả năng hoạt động và phát triển của các vi sinh vật, rút ngắn thời gian ủ hoai phân, tăng lượng đạm trong thành phần phân chuồng. Tuy nhiên, không nên tùy tiện trộn các loại phân với nhau để bón cùng lúc vì có khả năng làm giảm chất lượng của một số loại phân.

(KS Cận)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ

Mọi thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ:
028. 3895 1222 / Fax : 028. 3895 2222

Hệ thống